Tiểu sử Học_Lạc

Học Lạc là người làng Mỹ Chánh, thuộc tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Xuất thân là con nhà nghèo, nhưng nhờ học giỏi nên ông được tuyển thẳng vào ngạch học sinh (ngạch do triều đình nhà Nguyễn đặt ra, được cấp lương và được học tại trường của nhà nước địa phương). Do đó, người ta gọi ông là "học sinh Lạc", dần dần bỏ mất chữ "sinh", còn lại hai chữ "Học Lạc" [1].

Tuy học giỏi, nhưng ông thi mãi không đậu. Sau khi, triều đình HuếHòa ước Nhâm Tuất 1862 nhường ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp, thì Học Lạc không còn thiết tha đến việc thi cử nữa. Ông rời bỏ làng Mỹ Chánh, dời nhà về chợ Thuộc Nhiêu (Mỹ Tho) chọn nghề dạy học và bốc thuốc mưu sinh cho đến hết đời (1915), thọ 63 tuổi.

Theo báo Mai số 58 ngày 24 tháng 4 năm 1937, Học Lạc mất vào năm Ất Mão (1915). Còn ngày sinh của Học Lạc, nếu bài ca trù dưới đây đúng là của ông thì ông sinh vào năm Nhâm Dần (1842), niên hiệu Thiệu Trị thứ hai. Trích 4 câu đầu:

Năm Kỷ Sửu tuổi vừa bốn tám,Lấy gương soi ngẫm lại luống cười thầm.Tóc tơ đã nhuốm điểm hoa râm,Nhỏ rồi lớn, lớn rồi già, già trối kệ...[2]Hiện nay tên của ông được đặt làm tên đường ở nhiều nơi. Riêng ở Sài Gòn có hai con đường mang tên ông: đó là đường Học Lạc ở quận 5 và con đường được viết tên thật của ông là đường Nguyễn Văn Lạc ở quận Bình Thạnh.